Hạ tầng vận tải

Song song các hoạt động vận tải hành khách, các dịch vụ gắn với giao thông tĩnh cũng là một thế mạnh chủ chốt của Transerco, góp phần không nhỏ trong việc cải thiện chất lượng hoạt động của hệ thống giao thông đô thị nói riêng và góp phần nang cao chất lượng sống của cư dân Thủ đô nói chung. Hiện nay, Transerco được giao quản lý vận hành hệ thống bến xe đầu mối lớn của thành phố bao gồm: Bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát, Gia Lâm và Yên Nghĩa cùng một số bến xe phụ trợ loại 2 khác. Đồng thời, Transerco còn tham gia khai thác dịch vụ trông giữ phương tiện trong trung tâm thành phố tại các gara đỗ xe cao tầng trong các tuyến phố chính như: Nguyễn Công Trứ, Trường Chinh, Trần Nhật Duật, Nguyễn Công Hoan… và các điểm trông giữ xe được cấp phép.

Hàng năm, các bến xe đối mối lớn thuộc quản lý của Transerco tiếp nhận phục vụ khoảng gần 3 triệu lượt xe cùng gần 25 triệu lượt hành khách. Dịch vụ trông giữ phương tiện phục vụ hơn 8 triệu lượt trông giữ mỗi năm (*). Dưới sức ép lớn về nhu cầu bến bãi điểm đỗ do lượng phương tiện của thành phố không ngừng tăng lên nhanh chóng, Tổng công ty cùng các đơn vị quản lý bến xe, khai thác điểm đỗ xe đã chú trọng đầu tư, cải tạo và nâng cấp cơ sở vật chất, tổ chức sắp xếp lại giao thông trong các bến, các điểm đỗ, ứng dụng công nghệ trong quản lý điều hành, gia tăng tiện ích và chất lượng phục vụ cho hành khách. Các bến xe liên tỉnh này đã có nhiều đổi mới tích cực, trang bị hệ thống công nghệ kiểm soát phương tiện ra vào bến, các thiết bị giám sát tự động, cơ sở vật chất ngày một khang trang, hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành trong cả nước, vừa thuận tiện cho hành khách, vừa mang lại hiệu quả cho các doanh nghiệp vận tải và cả doanh nghiệp khai thác bến. Đối với dịch vụ trông giữ phương tiện, Transerco triển khai ứng dụng đỗ xe thông minh I-parking, công nghệ giám sát điều hành, tính tiền dịch vụ đỗ xe tại các điểm trông giữ khu vực trung tâm thành phố, với mức giá công khai theo đúng quy định của nhà nước.

Đối tác chiến lược